Nếu một người có đủ 3 điềm báo được Bồ Tát che chở sau, chứng tỏ người đó rất có duyên với thần Phật, cuộc đời gặp nhiều thiện duyên, dù có gặp tình huống bất lợi nguy hiểm cũng mau chóng được hóa giải, bình an và hạnh phúc.

Trước tiên chúng ta hãy nghe một câu chuyện: Thời xưa, có một Phật tử khi ra khơi chẳng may bị rơi xuống biển, ông không lo mình sẽ gặp nguy hiểm, vì ông tin rằng Bồ Tát nhất định sẽ hiển linh và đến cứu giúp mình, vì vậy ông ta bắt đầu cầu nguyện.

Qua được một lúc, trước mặt có một khúc gỗ dài trôi bồng bềnh qua, vốn dĩ người này có thể trèo lên nhưng ông ta lại chọn cách chờ đợi. Thêm một lát sau, có người chèo thuyền đi ngang qua muốn cứu ông lên, nhưng người đàn ông này vẫn từ chối, khăng khăng muốn chờ đợi sự giúp đỡ từ Bồ tát.

Cứ thế chờ đợi, sau một ngày, hai ngày, ba ngày, ông ta không còn sức lực nữa, cuối cùng chỉ còn cách chôn thân trong biển.

Trước khi chìm nghỉm, dường như người này đã thực sự nhìn thấy một bóng người, trông rất giống một vị Bồ tát, nên ông ta phàn nàn: “Tại sao Ngài không đến cứu tôi sớm hơn?” Bóng người kia đáp: “Tôi đã ở đó hai lần để cứu anh, nhưng nếu anh từ chối, tôi không thể làm gì được.”

Câu chuyện này nói lên một vấn đề, kỳ thực mỗi chúng sinh xung quanh bạn đều có thể là Bồ tát. Ngài không phải lúc nào cũng có hình hài giống như trong bức chân dung, hình ảnh mà mọi người vẫn hay thấy. Hình ảnh của Ngài thay đổi theo sự thay đổi của chúng sinh, đó là lý do tại sao bạn không bao giờ nhìn thấy chân thân của Bồ tát nhưng thực ra Ngài vẫn luôn ở bên cạnh bạn, chẳng qua là thường ngày vẫn bị bạn phớt lờ mà thôi.

Rất nhiều người khi gặp khó khăn hay bế tắc trong cuộc đời luôn thích đến chùa thắp hương cầu khấn mong mọi thứ sẽ có chuyển biến tốt, tai qua nạn khỏi.

Ai cũng muốn bản thân và người quen được thần Phật che chở bảo vệ, nhưng lời khẩn cầu đó có hiệu nghiệm và thành sự thật hay không thì không ít biết chắc, mọi người đều đánh giá theo trực giác của bản thân mà thôi.

Thực ra sau khi bạn thắp hương cầu Phật, rất dễ phán đoán bạn có được chư thần Phật, Bồ Tát chứng nghiệm lời cầu và che chở cho bạn hay không, chỉ cần trên người bạn xuất hiện 3 dấu hiệu này, tức là Bồ Tát đang phù hộ độ trì cho bạn, hãy xem bạn có một trong 3 điềm báo được Bồ tát che chở nào không?

1. Mạnh khỏe bình an

Trên thực tế, nếu một người có thể được sống khỏe mạnh bình an, đó chính là sự che chở lớn nhất mà Bồ tát và chư thần Phật dành cho bạn.

Không phải ai cũng có cơ hội được sống khỏe mạnh. Điều may mắn lớn nhất trên thế giới này không phải là bạn có bao nhiêu của cải, sang giàu thế nào, mà là bạn có khỏe mạnh và bình an hay không.

Ngay cả khi bạn không có được một cuộc sống dư dả về tiền bạc, miễn là bạn vẫn đang khỏe mạnh, bạn cảm nhận được hạnh phúc, vậy tức là bạn đang được Bồ tát bảo vệ.

Có câu “có sức khỏe là có tất cả”. Chỉ khi cơ thể mạnh khỏe, bạn mới có đủ sức để làm việc, kiếm tiền và hưởng thụ cuộc sống. Nên nhớ, tiền bạc khi mất đi có thể kiếm lại được. Nhưng một khi sức khỏe mất đi, bạn sẽ chẳng còn gì ngoài hai bàn tay trắng.

Thế nên, tiền kiếm được bao nhiêu, tốt bấy nhiêu. Nhưng nếu tổn hại đến sức khỏe, hãy biết điểm dừng. Đừng tốn quá nhiều thời gian vào những cuộc chơi vô bổ, hãy biết rèn luyện, nghỉ ngơi, dinh dưỡng đúng cách và hợp lý.style=”background-attachment: initial; background-clip: initial; background-image: initial; background-origin: initial; background-position: 0px 0px; background-repeat: initial; background-size: initial; border-style: solid; border-width: 0px; font-weight: 400; margin: 0px auto 20px; max-width: 662px; outline: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline;”>Mỗi người lại có một chỉ số sức khỏe khác nhau từ khi sinh ra. Chỉ số này sẽ có sự thay đổi, biến thiên trong suốt cuộc đời.

Có người vừa sinh ra đã bệnh tật đầy thảm thiết. Có người thì cả đời chỉ cảm mạo sơ sơ. Có người thì đang khỏe mạnh bỗng mắc bệnh nan y. Có người thì một giai đoạn nào đó trong đời phải bị một cơn bạo bệnh nghiêm trọng. Có người thì cực kỳ khỏe mạnh lạ thường suốt cả quãng đời… Tất cả đều có nghiệp duyên thiện ác chi phối.

Tất nhiên không phải Bồ tát sẽ giúp bạn cả đời không đau ốm, nhưng phước lành mà người ban tặng sẽ giúp bạn có thể chỉ mắc phải những bệnh tật, cảm nhẹ như cảm lạnh, ốm sốt, cảm,… đơn giản là do phản ứng của cơ thể trước những sự ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài mà thôi

Trên thực tế, bạn sẽ không bao giờ bị bệnh nặng; bởi những bệnh nặng sẽ do tâm bệnh mà ra. Nhưng bởi vì được thần Phật bảo hộ, che chở nên tâm trạng lúc nào cũng vui vẻ, vô tư và thoải mái. Chính vì thế mà bạn sẽ không tự tạo ra áp lực vô hình cho người khác; tuổi thọ bạn sẽ cao hơn hẳn những người khác.

Hơn nữa, vì được phước từ quá khứ nên giờ ta tìm được phương pháp rèn luyện thích hợp giúp cơ thể vật chất khỏe mạnh hơn. Rồi khi khỏe mạnh lên, ta lại tiếp tục sống cống hiến, phụng sự cho đời thì lại tạo ra phước sức khỏe vô hình cho tương lai thêm lớn mạnh. Ngược lại, nếu có sức khỏe rồi mà ăn chơi, phá hoại thì chắc chắn sẽ rơi lại vào bệnh tật.

2. Ít phiền muộn lo toan

Điềm báo được Bồ tát che chở không nhất thiết phải ở việc ban cho người đó bao nhiêu của cải, tiền bạc, địa vị cao sang mà còn nằm ở chỗ giúp bạn giảm bớt rất nhiều phiền não, thị phi trong cuộc đời.

Cho dù cuộc sống của bạn rất bình thường, tiền bạc không quá thừa thãi, nhưng bạn được tận hưởng những ngày tháng an yên, ít phiền phức, vậy thì đó chính là những phước lành đến từ sự phù hộ độ trì của chư thần Phật và Bồ tát dành cho bạn.

Khi đó, dù bạn làm trong bất cứ lĩnh vực nào, mang thân phận nào thì đều nhận được sự suôn sẻ, thuận lợi. Lấy ví dụ như trong việc kinh doanh, cùng một mặt hàng như nhau nhưng bản thân bạn lại bán đắt hàng hơn hẳn người khác. Cùng học chung một ngôi trường đại học, đều nỗ lực, chăm chỉ như nhau nhưng khi ra đi làm; có người giàu nhanh, có người lại mãi không đủ ăn. Đơn giản là một người nhận được nhiều phúc báo; phước đức hơn hẳn người kia.

Trên đời này, lo lắng và khổ sở là hai thứ độc hại, gây nhiều phiền nhiễu cho con người. Chúng luôn cùng hiện hữu trên thế gian này. Hễ bạn lo lắng tức là bạn khổ sở, và ngược lại; hễ bạn khổ sở là bạn sẽ sinh ra lo lắng.

Trong Phật giáo, có hai loại khổ: khổ về thể chất và khổ về tinh thần.

Thứ nhất là nỗi khổ về thể chất, tức là nỗi khổ do bệnh tật gây ra. Khổ về thể chất gồm có sinh, lão, bệnh, tử. Thân khổ là thân này đã nhơ nhớp, lại bị sự sinh già bệnh chết, nóng lạnh, đói khát, vất vả cực nhọc chi phối, làm cho khổ sở không được tự tại an vui.

Điều tệ hại nhất là không ai có thể chia sẻ nỗi đau khổ đó với người đang bị khổ đau. Tỷ như, một người đang lo lắng cho tuổi già của mẹ mình. Tuy nhiên, người ấy không thể nào thế chỗ và chịu đựng khổ đau thế cho mẹ mình được. Cũng như vậy, nếu một đứa trẻ lâm bệnh, bà mẹ không thể nào kinh qua được những khó chịu của bệnh hoạn của đứa nhỏ. Cuối cùng là cả mẹ lẫn con, không ai có thể giúp được ai trong giờ phút lâm chung cả.

Thứ nhì là tâm khổ hay sầu muộn hay sự đau đớn về tâm linh. Bên cạnh khổ đau về thể xác, còn có nhiều hình thức khổ đau về tinh thần. Khổ về tinh thần như buồn phiền, ghen ghét, đắng cay, bất toại, không hạnh phúc, vân vân.

Người ta thấy buồn, thấy đơn độc, thấy sầu thảm khi mất đi người thân yêu. Cảm thấy khó chịu khi bị bắt buộc phải đi với người mình không thích. Người ta cũng cảm thấy khổ đau khi không thể thỏa mãn những gì mình muốn…

Tâm khổ là khi tâm ta khởi phiền não, tất bị lửa phiền não thiêu đốt, giây phiền não trói buộc, roi phiền não đánh đuổi sai khiến, khói bụi phiền não làm tăm tối nhiễm ô. Cho nên người nào khởi phiền não tất kẻ đó thiếu trí huệ, vì tự làm khổ mình trước nhất.

Ngoài ra, còn có nỗi khổ vì cảnh. Cảnh khổ là do cảnh nắng lửa mưa dầu, chúng sanh vất vả trong cuộc mưu sinh, mỗi ngày ta thấy trước mắt diễn đầy những hiện trạng nhọc nhằn bi thảm mà tâm sinh ra xúc cảm.

Nhưng nếu một ngày bạn thấy tất cả những phiền muộn lo toan đó không còn quấy nhiễu tâm trí mình nữa, tâm hồn được thanh thản làm điều mình muốn, đầu óc nhẹ nhàng, ăn ngon miệng, giấc ngủ đến tự nhiên và sâu giấc, điều đó cho thấy bạn đang nhận được sự che chở độ trì của Bồ tát.

 

3. Tâm hồn lương thiện

Tâm hồn lương thiện, thái độ sống tốt đời đẹp đạo luôn giúp đỡ người xung quanh, những người như vậy chắc chắn sẽ nhận được sự che chở, phù trợ từ chư thần Phật Bồ tát.

Thực ra một người có được bảo hộ hay không, không liên quan tới việc bạn có tín tâm hay không, mà nằm ở hành vi của bạn.

Sống ở đời, cho đi thì mới có thể nhận lại. Thế nên trong cuộc sống, ngoài sống vì bản thân, cũng nên mở lòng, sống vì người khác. Đôi khi nhận phần thiệt về mình, bạn sẽ được ông trời bù đắp bằng những thứ vô cùng giá trị, xứng đáng gấp trăm lần.

Bạn đừng buồn khi đôi khi nhiều người làm việc tổn hại liên quan đến bạn lại luôn gặp may, mà nên thầm chúc mừng và vui vẻ cho họ. Bởi chính bạn là người rất có phúc, được thần linh phù hộ.

Người lương thiện chân chính không nằm ở hành động hình bề ngoài mà là thể hiện của nội tâm. Chỉ cần sống lương thiện, ý nghĩ thuần khiết, trời xanh ắt có an bài.

“Quả đất tròn”, tất cả những việc làm lương thiện của bạn rồi cuối cùng cũng sẽ quay trở lại với bạn. Quý nhân không phải ở đâu xa xa mà được ẩn giấu ngay sau tấm lòng thiện lương của bạn.

Người lương thiện khi lâm vào khốn cảnh sẽ luôn có cách bảo toàn; trông thì nguy nan mà thực ra là “hữu kinh vô hiểm”. Ấy là vì “Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân”, tức là đạo Trời không phân biệt người thân thích, đối xử công bằng với chúng sinh, nhưng làm việc thiện là phù hợp với đạo Trời cho nên những người lương thiện đều thuận theo đạo Trời mà được sự quan tâm chiếu cố.

Người thiện lương dù làm việc không cầu nhận được hồi báo nhưng cuối cùng vẫn nhận được hồi báo không tưởng. Đó không phải là sự ngẫu nhiên mà đó là Thiên đạo.

Nếu trong cuộc sống, chúng ta hay làm các việc thiện lành tốt đẹp thì được hưởng phước báo cõi trời người, còn chúng ta làm điều xấu ác thì phải chịu quả khổ đau địa ngục, quỷ đói, súc sinh. Đó là quy luật tất yếu và sinh tồn của xã hội, không ai có quyền ban phước, giáng họa hay sắp đặt cho chúng ta cả.

Gieo nhân nào là gặt quả đó, chính đức Phật nhờ sự tu chứng mà thấy biết rõ ràng, con người là chủ nhân của bao điều họa phúc và chỉ dạy lại cho chúng ta, chứ không phải do suy luận, vu vơ huyền hoặc.

Người xưa có câu “có đức mặc sức mà ăn”, là người đệ tử Phật – chúng ta phải hiểu và thực hành những lời Phật dạy, gieo những hạt giống lành, tích phước đức cho bản thân và gia đình. Chúng ta nên hiểu được rằng nhân quả rất công bằng, vì vậy muốn đón nhận được những điều lành, nhân duyên tốt đẹp thì bản thân phải sống lương thiện