Muốn có cuộc sống thoải mái, bạn hãy học cách vứt bỏ những thứ sau theo định kỳ, kết quả sẽ không khiến bạn thất vọng.

Những mối quaп hệ chẳng đi đến đâu

Một số người cho rằng cứ phải nhiều bạn, nhiều mối quaп hệ mới tốt. Nhưng sự thật là càng nhiều mối quaп hệ, bạn càng dễ bị xao nhãng và sẽ không thể tập trung vào ai đó nhất định. Các mối quan hệ của bạn sẽ trở nên hời hợt và trong rất nhiều người bạn ấy, sẽ không dễ dàng tìm ra người thực sự đem lại lợi ích hay sự an ủi về mặt tinh thần cho mình.

Hãy dành thời gian nghĩ xem đâu là những mối quan hệ không cần thiết, từ đó dần dần loại bỏ họ ra khỏi cuộc sống của mình. Những người ở lại cuối cùng sẽ giúp bạn nhận ra thế nào mới là bạn bè thực sự. Sẽ rất đáng buồn khi có hàng nghìn bạn bè trên mạng xã hội nhưng không có nổi một ai để tâm sự; hoặc khi đau ốm bạn cũng chỉ nhận được những lời chúc “nhanh khoẻ” chứ chẳng ai đến thăm. Và sẽ không có gì vui hơn khi bản thân chỉ có vài người bạn nhưng họ chắc chắn sẽ luôn xuất hiện mỗi khi bạn cần.

Có nhiều mối quan hệ nhưng lại chẳng đi tới đâu, con người sẽ dần trở nên đơn độc, lo lắng và mệt mỏi. Vì vậy, hãƴ định kỳ làm mới “vòng tròn bạn bè” của mình để có thể tìm được những người xứng đáng.

Cảm xúc tiêu cực

Buổi sáng thức dậy, thấy trời như sắp mưa trong khi bạn có kế hoạch đi chơi, tâm trạng của bạn tự nhiên sa sút, cảm thấy hụt hẫng lạ thường. Ra ngoài cửa gặp phải chuyện không như ý, gặp phải người không nên gặp, bạn lập tức thấy bức bối, khó chịu suốt cả ngày khiến cho công việc bị đình trệ và làm người khác cũng khó chịu theo.

Đó đều là những cảm xúc tiêu cực. Chúng sẽ khiến cho tinh thần của chúng ta xuống rất nhanh và găm trong lòng một thời gian rất dài. Ngày qua ngày, các cảm xúc xấu chồng lên nhau sẽ khiếп bạn mệt mỏi. Nếu không dọn dẹp kịp thời, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Đặc điểm của cảm xúc tiêu cực là dẫn đến thái độ, suy nghĩ, hành động tiêu cực như cáu gắt, tinh thần không tập trung, không làm tốt được công việc, nếu tích luỹ dài lâu sẽ dễ dẫn đến пhững bệnh tâm lý nguy hiểm như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ… Vì vậy, bạn пhất định phải nhanh chóng vứt bỏ những chuyện không vui để hướng tới cuộc sống đơn giản và tích cực hơn.

Vứt bỏ sự mềm lòng

Khiếm khuyết lớn nhất của con người chính là tâm quá mềm yếu. Nhiều người cho rằng đó là biểu hiện của lòng tốt nhưng khi đã gần qua nửa đời người rồi thì bạn cần phải hiểu được rằng sự lương thiện ấy có khả năng sẽ phá hỏng nửa đời sau của bạn.

Vì thế quá mềm lòng không phải là điều tốt. Đôi khi đứng trước những yêu cầu vô lý, bạn nên từ chối một cách dứt khoát, thay vì thiếu quyết đoán để đưa đến những quyết định sai lầm.

Có thể, một câu hứa để chấp nhận một yêu cầu nào đó cũng có thể đem đến cho bạn nhiều phiền toái. Đến khi bạn chợt nhận ra mình không thể xử lý được, muốn buông bỏ thì đã quá muộn.

Vứt bỏ lời phàn nàn

Nhiều khi chúng ta dễ dàng buông lời phàn nàn, như phàn nàn về công việc không được suôn sẻ, phàn nàn rằng vợ không đủ tốt, phàn nàn xã hội quá khắc nghiệt. Song thực tế chúng ta chỉ biết kêu ca chứ không đi tìm lý do của vấn đề.

Thế giới này luôn khách quan và công bằng với tất cả mọi người. Phàn nàn, oán trách không phải là cách bạn giải quyết mọi chuyện, trái lại chỉ cho thấy bạn đang tràn đầy sự thất vọng về cuộc sống và cả chính bản thân bạn.

Khi bạn ngồi phàn nàn về mọi thứ cũng là lúc bạn chống lại cả thế giới, không chỉ không giải quyết được vấn đề mà còn khiến bản thân chịu thêm sự giày vò và mệt mỏi.

Nhà thơ Rabindranath Tagore từng nói, nếu như bạn khóc vì đã bỏ lỡ ánh mặt trời, vậy thì bạn sẽ bỏ lỡ cả những vì sao. Đôi khi nếu chúng ta vì một chút phiền muộn mà oán trách, chúng ta sẽ chỉ tiếp tục nhận được phiền muộn mà thôi.

Bởi vậy dù ở độ tuổi nào hãy buông xuống sự phàn nàn, oán trách vì đó là con đường duy nhất để thoát khỏi phiền não. Nếu nỗ lực thoát ly cảm xúc oán giận, bạn sẽ phát hiện ra rằng, chẳng có gập ghềnh nào không thể vượt qua.