Bạn có thể là một người tốt bụng nhưng cần phải ghi nhớ rằng: Không phải ai cũng xứng đáng với lòng tốt của bạn.
Lòng tốt là một đức tính được đánh giá cao. Nhưng quá tốt bụng bạn sẽ dễ bị người khác lợi dụng. Vậy nên lòng tốt của bạn cần thêm đôi phần sắc sảo.
Trong cuộc sống thực tại, bạn càng càng tốt bụng, bạn càng đánh mất giá trị của chính mình. Mọi việc bạn làm không những không được đánh giá cao mà còn bị cho là điều hiển nhiên. Bạn với mỗi người xung quanh đều là toàn tâm đối xử, thế nhưng lại không có người nào có thể thật tâm để ý đến sự vất vả, cố gắng của bạn.
Một người hiểu chuyện và biết nhường nhịn chắc chắn là một người tốt bụng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bạn càng chịu đựng, người khác sẽ càng có lòng tham không đáy, tưởng rằng bạn rất dễ bị ức hiếp; bạn càng nhân nhượng, người khác càng ngày một quá đáng hơn mà làm khó dễ với bạn.
Sự mềm lòng, nhân nhượng của bạn đối với người khác là lòng tốt, đối với bản thân lại là tàn nhẫn. Nó không chỉ khiến bạn mất đi tiếng nói trong các cuộc thảo luận, giao tiếp hàng ngày mà còn mang về cho bạn nhiều rắc rối không đáng có.
(Ảnh minh họa)
Vậy nên lòng tốt của bạn nên được đặt đúng chỗ, đúng người. Bạn nên dùng sự tốt bụng của mình cho những người tốt bụng giống mình, còn đối với những người có ý đồ xấu xa, hãy cất giữ lòng tốt đó lại, đừng để người ta làm tổn thương mình.
Thực ra, lòng tốt không sai, nhưng trong xã hội thực tế này, những người tốt bụng thường chịu nhiều thiệt thòi. Sống ở đời, dù có tốt bụng đến đâu, bạn cũng không được mềm lòng xem nhẹ hai điều này nếu không muốn nhận về những tổn thương, mệt mỏi.
Bạn vẫn có thể là một người tốt bụng nhưng cũng cần phải ghi nhớ rằng không phải ai cũng xứng đáng với lòng tốt của bạn.
Không nên im lặng khi có người thể hiện thái độ không tôn trọng mình
Làm người nhất định phải có phẩm giá và sự tự tôn của riêng mình. Khi người khác có thái độ hoặc hành vi xem thường, bạn nhất định phải biểu lộ, nhất định phải bày tỏ quan điểm, sự không hài lòng của mình. Nếu không sự tự tôn của bản thân sẽ bị người khác chà đạp.
Sống ở đời, cái gì cũng có thể đánh mất nhưng tôn nghiêm, tự trọng thì tuyệt đối không. Trong giao tiếp giữa người với người, tôn trọng là tiền đề. Không cầu mong người khác tâng mình lên mây, nhưng cũng đừng cho người khác cơ hội coi thường bản thân mình.
Các mối quan hệ bạn bè mà chỉ đổi lại bằng sự dè dặt nịnh hót, luôn cố gắng để làm vừa lòng người khác, đó không phải là tình bạn đích thực, mà là sự bán rẻ tôn nghiêm của bản thân.
Cho dù bạn có tốt bụng đến đâu cũng không được nhún nhường, không được tự hạ thấp mình, nếu không thì sẽ có một ngày, bạn chẳng đáng một xu trong mắt mọi người xung quanh.
(Ảnh minh họa)
Không nên nhượng bộ khi có người xâm phạm đến lợi ích của mình
Người xưa vẫn thường nói: “Một điều nhịn, chín điều lành” hay “Chín bỏ làm mười” như muốn khuyên nhủ chúng ta phải biết khoan dung, độ lượng với người khác. Tuy nhiên, cái gì cũng phải có chừng mực. Nếu như bạn cứ liên tục lùi bước, nhượng bộ, lâu ngày thứ mà bạn nhận được sẽ chỉ là sự coi thường.
Trong cuộc sống thường nhật, cái gì của người khác thì tuyệt đối không động vào cũng không tranh giành, nhưng cái gì là của mình thì nhất định phải bảo vệ cho tốt. Nhất là khi lợi ích của bản thân chịu sự tổn hại, bạn nhất định phải đứng lên và chiến đấu đến cùng.
Lòng tốt của bạn là miễn phí nhưng không hề rẻ mạt, lòng tốt của bạn nhất định phải đi cùng với lý trí. Bạn có thể nhượng bộ một lần, thậm chí là đến lần thứ hai nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ nhượng bộ người khác cả đời. Nếu một người chỉ biết cho đi và một người chỉ biết nhận lấy. Dù sớm hay muộn, dù muốn hay không, chắc chắn những vết thương âm ỉ bên trong đến một ngày sẽ bộc phát, nó khiến bạn trở nên đau khổ, mệt mỏi và kiệt sức. Vậy nên hãy tự thương lấy mình trước khi thương người khác.
(Ảnh minh họa)
Tạm kết, dù cho bạn có là người tốt bụng tới đâu, bạn cũng không được mềm yếu xem nhẹ hai điều trên, nếu không sẽ bị người khác coi thường. Đối với những kẻ xấu xa, bạn không được khoan nhượng, nhún nhường. Bởi vì bạn càng nhân hậu nhún nhường, người khác sẽ càng được nước lấn tới. Khi sự chân thành của bạn bị đánh đổi bởi sự giả tạo, bạn sẽ cảm thấy đau lòng, và khi lòng tốt của bạn bị đánh đổi bởi sự lợi dụng, bạn sẽ thấy thất vọng.
Còn khi bạn dành lòng tốt cho một người vô ơn, lâu ngày người ta sẽ coi đó là điều hiển nhiên, không tôn trọng, không đánh giá cao những gì bạn làm. Đừng quên rằng không bao giờ có thể đánh thức một người giả vờ ngủ, cũng như không bao giờ có thể làm thỏa mãn một người tham lam.